Làm gì khi bị mụn nhọt?

Mụn nhọt là bệnh ngoài da khá phổ biến và được cho là bệnh lành tính. Cũng vì thế mà dẫn đến một suy nghĩ sai ở mọi người là coi  thường mụn nhọt. Sự thật là rất nguy hiểm nếu mụn nhọt bị nhiễm khuẩn có thể gây ra nhiều biến chứng. Nếu là người đang học chăm sóc da mặt, hãy đừng bỏ qua những lưu ý sau đây về mụn nhọt nhé!
Không dùng tay nặn mụn nhọt.
Dùng tay nặn mụn nhọt có thể gây nhiễm trùng máu. Khi cơ thể yếu, sức đề kháng kém, lao động nặng nhọc, ra mồ hôi nhiều, da bị xước do gãi, thì tụ cầu, liên cầu sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể, gây hoại tử lỗ chân lông, tạo ra mụn nhọt. Biểu hiện ban đầu là những nốt đỏ nổi trên da rồi lan rộng dần. Chỗ mọc nhọt, da nóng, đỏ và đau. Vài ngày sau, trên nốt đỏ có đốm vàng, khi đốm vỡ có mủ chảy ra, ở giữa có ngòi - đó là sợi chân lông.

Đôi khi có hiện tượng viêm mạch bạch huyết hoặc nổi hạch xung quanh khu vực nhọt. Kích thước của nhọt thường bằng hạt ngô, hạt đỗ, quả mận, và có khi còn bằng quả trứng gà, trong có nhiều mủ. Vị trí nhọt ở khắp nơi trên cơ thể như đầu, mặt, tay, chân, bụng, ngực, mông. Với mụn nhọt ở một vài vị trí đặc biệt thì phải chú ý, như đinh râu, hậu bối (bệnh than ngoài da), vì chúng dễ gây ra biến chứng nguy hiểm.
Một lưu ý nữa là khi bị mụn nhọt không nên tự ý chữa bệnh đắp lá theo kinh nghiệm truyền miệng, vì như vậy có thể khiến vết thương viêm nhiễm lan rộng hơn hoặc từ không viêm nhiễm trở nên viêm nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời dẫn đến nhiễm trùng máu, gây ra viêm mủ màng tim, áp - xe phổi, viêm mủ màng phổi, viêm xương tủy xương, thậm chí tử vong.
Trị mụn nhọt thế nào?
Đa số mụn nhọt sẽ tự khỏi và có thể tác động để đẩy nhanh quá trình bằng cách đặt một cái khăn ấm sạch lên trên mụn nhọt trong vài phút rồi lặp lại 3-4 lần trong ngày. Các chuyên gia dạy của các lớp dạy chăm sóc da spa khuyên bạn nên lau sạch và vệ sinh bằng chất khử trùng như Betadine rồi băng lại bằng một miếng gạc vô trùng khi mụn nhọt bị mưng mủ và sưng tấy. Vệ sinh sạch sẽ và tránh không để dính sang những bộ phận khác của cơ thể. Để ngăn chặn tình trạng lây lan của mụn nhọt, cần thay băng thường xuyên và bỏ vào thùng rác ngay sau khi dùng xong.
Vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi chạm vào mụn nhọt, nhất là khi mụn nhọt bị vỡ ra. Cho người bệnh dùng khăn lau mặt riêng, đồng thời thường xuyên giặt khăn lau mặt, khăn tắm ở nhiệt độ cao.
Nếu tình trạng mụn nhọt không có dấu hiệu cải thiện trong vòng 2 tuần, nên đi khám tại cơ sở y tế để có hướng điều trị thích hợp.
Trong trường hợp mụn nhọt kéo dài hay sưng to thì có thể người bệnh đã bị viêm tế bào. Điều này là do tình trạng nhiễm trùng đã xâm nhập vào lớp da sâu hơn và sẽ cần dùng đến kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để điều trị.
Những việc không nên làm khi bị mụn nhọt
Không nên tùy tiện uống kháng sinh khi nổi mụn nhọt. Việc uống kháng sinh hay không, liều lượng thế nào cần theo chỉ định của bác sĩ sau khi đã được khám.

Không nên kỳ cọ quá mạnh khi tắm rửa, gội đầu, làm các mụn nhọt vỡ ra.
Không tự ý nặn khi mụn nhọt còn “non”. Việc nặn mụn nhọt nên được thực hiện trong môi trường vô trùng ở bệnh viện. Không dùng kim chích nhọt, không đắp cao, đắp lá thuốc trên mụn nhọt đã vỡ.
Trên đây là những lưu ý cho bạn khi không may bị mụn nhọt viếng thăm. Nếu bạn muốn học chăm sóc da chuyên nghiệp hơn, hãy liên hệ ngay học viện Sally Academy.
Share on Google Plus

About Hương Nguyễn

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét